Động cơ Servo là gì? Tìm hiểu phân loại và ứng dụng của Servo Motor

09:30 30/06/2022

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều động cơ tràn lan, khiến người tiêu dùng “lao đao” khi chọn một sản phẩm ưng ý. Bài viết dưới đây, giới thiệu cho bạn động cơ Servo với những ưu điểm nổi trội, được rất nhiều người tin dùng. 

Động cơ Servo

Động cơ servo là gì?

Động cơ Servo là một thiết bị điện độc lập, được sử dụng để quay các bộ phận của máy với hiệu suất và độ chính xác cao. Động cơ nhận tín hiệu từ bộ điều khiển và cung cấp lực chuyển động cần thiết cho các thiết bị máy móc. 
Động cơ Servo gồm các bộ phận cụ thể là mạch điều khiển, trục, chiết áp, bánh răng truyền động, động cơ Servo, bộ khuếch đại và bộ mã hóa. Bộ điều khiển là bộ phận quan trọng nhất, được thiết kế và sử dụng chuyên biệt.
Động cơ Servo được điều khiển bằng tín hiệu điện, analog hoặc digital, xác định chuyển động theo vị trí lệch cuối cùng của trục. 

>>>Xem thêm: Cấu tạo động cơ servo - Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ứng dụng của động cơ servo

Phân loại động cơ Servo 

Động cơ servo được phân các loại khác nhau, dựa trên công dụng của từng loại động cơ. Dưới đây là phân loại 2 loại động cơ chính:

Động cơ servo AC

Động cơ servo AC là một loại động cơ chạy bằng điện 3 pha, hoạt động dựa trên nguyên lý nam châm vĩnh cửu. Động cơ được tích hợp nhiều công cụ điện tử và cảm biến để truyền thông tin và điều khiển. Chính nhờ điều này làm tăng khả năng chính xác cũng như dễ dàng điều khiển, trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Động cơ Servo AC

Cấu tạo của động cơ Servo AC

Động cơ Servo AC được cấu tạo từ ba bộ phận chính:

  • Bộ điều khiển

Bộ điều khiển động cơ Servo AC là bao gồm màn hình, nút bấm, các thiết bị tiếp nhận và phát đi thông tin. Bộ điều khiển động cơ Servo AC có chức năng tiếp nhận các thông tin được truyền về sau đó hiển thị trên màn hình chính. Người dùng dễ dàng chỉnh các thông số hoặc thiết lập PLC để động cơ hoạt động 1 cách thích hợp với từng loại hình công việc. 

  • Bộ khuếch đại Servo

Bộ khuếch đại được gắn chung với bộ điều khiển tạo thành 1 khối. Bộ được tiếp nhận thông tin dưới dạng code từ bộ mã hóa sau đó chuyển về bộ điều khiển để hiển thị trên màn hình. Bộ khuếch đại Servo có khả năng tự động hóa và mang lại tính chính xác cao.

  • Thiết bị dò và dẫn động

Thiết bị dò và dẫn động, tách rời và được nối với 2 bộ trên bằng dây dẫn. Gồm 2 bộ phận, động cơ và bộ mã hóa. Động cơ của nó được cấu tạo từ Rotor và Stator, nam châm, phanh điện tử,... Bộ mã hóa tiếp nhận thông tin từ động cơ rồi chuyển về dạng mã hóa, sau đó truyền đi để xử lý và ngược lại. 
Ngoài ra, động cơ Servo AC còn được trang bị thêm phanh tái sinh để giảm tốc độ khi cần và tái sinh dòng điện sử dụng.

Ưu nhược điểm của động cơ Servo AC

Ưu điểm: Động cơ Servo AC có ưu điểm, kiểm soát tốc độ chính xác, nguyên tắc điều khiển đơn giản, giá rẻ.
Nhược điểm: Bàn chải cho giới hạn tốc độ, sức đề kháng bổ sung, dẫn đến các hạn bị mài mòn.

Ứng dụng của động cơ Servo AC

Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của động cơ Servo AC:

  • Điều khiển vị trí
  • Điều khiển tốc độ
  • Sử dụng trong công nghiệp thực phẩm 
  • Máy in 
  • Công Nghiệp
  • Chế biến gỗ 

>>>Tham khảo: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ Encoder

Động cơ Servo DC

Động cơ Servo DC phù hợp xử lý các ứng dụng nhỏ thay vì thiết kế cho các dòng điện cao như động cơ AC

Động cơ Servo DC

Cấu tạo động cơ Servo DC

Động cơ Servo DC gồng 2 bộ phận chính và một số bộ phận khác;

  • Kẹp
  • Nam châm vĩnh cửu
  • Chổi
  • Bộ dò
  • Bộ chỉnh lưu
  • Cuộn cảm lõi

Động cơ Servo Dc có 2 loại động cơ bàn chải và động cơ không chổi than:
Động cơ Servo Dc bàn chải là động cơ có cấu trúc đơn giản, phạm vi rộng dễ điều khiển và cũng dễ bảo trì. Động cơ này sử dụng phục vụ chủ yếu về môi trường hay cho các dịp công nghiệp và dân sự nói chung.
Động cơ Servo DC chổi than là loại động cơ có kích thước và trọng lượng nhỏ. Loại động cơ này phản ứng rất nhanh, hoạt động thông minh, tiết kiệm năng lượng, nhiệt độ và tuổi thọ thấp.

>>> Có thể bạn quan tâm:  Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ không chổi than

Nguyên lý hoạt động của động cơ Servo Dc

Động cơ Servo DC được hình thành bởi những hệ thống hồi tiếp vòng kín, nguyên lý hoạt động của động cơ này được mô tả như sau:
Bộ phận roto của động cơ là một nam châm vĩnh cửu có từ trường mạnh. Stator của động cơ được cuốn bởi các cuộn dây riêng biệt, được cấp nguồn theo trình tự thích hợp. Chuyển động quay của rotor phụ thuộc và tần số và pha, phân cực và dòng điện chạy trong một cuộn dây.
Mạch điều khiển của động cơ được nối với tín hiệu ra. Khi động cơ vận hành thì tốc độ và vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển. 

Ưu nhược điểm của động cơ Servo DC

Ưu điểm: Động cơ Servo DC là một hệ thống hồi tiếp vòng kín, động cơ rất dễ điều khiển, dễ sử dụng. Động cơ còn giúp kiểm soát tốc độ chính xác nhất, đảm bảo quá trình vận hành ổn định. Đặc biệt, giá thành rẻ hơn các loại động cơ khác, được mọi người tin dùng sử dụng rất nhiều.
Nhược điểm: Động cơ Servo DC gây ra tiếng ồn, nhiệt độ cao khi vận hành và quán tính cao khi giảm tốc độ. 

>>>Tham khảo:  Ứng dụng động cơ giảm tốc cho sản xuất gạch men

Ứng dụng động cơ Servo DC

Động cơ Servo DC chủ yếu được sử dụng cho máy móc, ngành điện - điện tử. Tuy hiện này được đưa vào sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và ứng dụng trong ngành giấy, may mặc, bao bì. 
Ngoài ra động cơ Servo DC còn một số ứng dụng khác như: Ứng dụng sản xuất robot, ứng dụng trong các đồ chơi điều khiển bằng radio, …
Nên chọn Servo AC hay DC
Servo AC có hiệu suất động cơ tốt hơn so với Servo DC do đây là một điều khiển sóng sin, mô-men xoắn gợn nhỏ. Chính vì vậy Servo AC chính là một lựa chọn tuyệt vời cho người tiêu dùng, mà giá thành lại rẻ.
Tuy vậy,  trong một vài trường hợp nhất định, servo DC sẽ được ưu tiên hơn khi liên quan đến các ngành sản xuất đồ ăn, thức uống, ... Do đó, tùy theo hoàn cảnh và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn cho mình loại động cơ ưng ý. 

>>>Xem thêm:  Ứng dụng động cơ giảm tốc cho sản xuất gạch men

Ứng dụng của động cơ servo

Động cơ Servo có nhiều ứng dụng như sau:

  • Ứng dụng trong ngành điện - điện tử: máy lắp các linh kiện, thiết bị điện tử
  • Ứng dụng trong khuôn mẫu đùn trong ngành sản xuất nhựa: Đây là thiết bị gia công các bộ phận nhựa.
  • Ứng dụng trong ngành may mặc, ngành giấy, bao bì: Điều khiển các máy cuộn vải, giấy, bao bì,...
  • Ứng dụng trong ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống
  • Ứng dụng trong điều khiển vận chuyển

Ứng dụng của động cơ servo

Các hãng sản xuất động cơ servo

Hiện nay, trên thị trường rất nhiều hãng sản xuất động cơ Servo, dưới đây là một số hãng nổi tiếng:

  • Yaskawa, xuất xứ Nhật Bản
  • Mitsubishi, xuất xứ Nhật Bản
  • Omron, xuất xứ Nhật Bản
  • Fuji, xuất xứ Nhật Bản
  • ABB, xuất xứ Nhật Bản
  • Siemens, xuất xứ Đức
  • Delta, xuất xứ Đài Loan
  • Schneider, xuất xứ Pháp

>>Xem thêm: 

nên mua hộp giảm tốc cũ không? Những điều cần lưu ý khi mua hộp số giảm tốc cũ

Tìm hiểu giá motor giảm tốc mini - Cấu tạo, phân loại và ứng dụng chi tiết

Mua động cơ servo chính hãng ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ mua động cơ Servo tràn lan trên mạng, người tiêu dùng không khỏi đau đầu khi lựa chọn sản phẩm chính hãng. Không cần đi đâu xa, hãy tìm đến MITACO tại địa chỉ website. Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị truyền động công nghiệp cho các nhà máy lớn. Đến với MITACO bạn dễ dàng tìm những sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp trên thị trường

Bài viết đã giải mã tất tần tật về động cơ Servo. Giúp bạn có thêm kiến thức chuyên ngành về bộ máy động cơ, cũng như cách phân biệt về các loại động cơ Servo. Hy vọng bài viết này đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn.

MITACO Ứng dụng của động cơ servo Động cơ Servo Động cơ Servo AC Động cơ Servo DC
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
034.7371.406 Liên hệ qua Zalo
0984.78.8182